THÔNG TIN HỘI NGHỊ GAN MẬT HOA KỲ

11---15/11/2005—SAN FRANCISCO- CALIFORNIA-USA

 

Sau kỷ nguyên về gen , tiếp đến là kỷ nguyên về miễn dịch , nhiều thành tựu mới ra đời , nhiều phương pháp chẩn đóan và thuốc điều trị mới giúp cho điều trị bệnh gan –mật hiệu quả hơn……..

I.Viêm gan C mãn tính:

Trên thế giới số người nhiễm siêu vi C ngày cày tăng , số người chờ ghép gan tại Mỹ do siêu vi C chiếm đa số…..vì vậy ước tính khỏang 5 triệu người Mỹ có nhiễm siêu vi C thay vì 3,9 triệu như trước đây.

1.Sử dụng Epoetin alfa (EPO) để không cần giảm liều Ribavirin trong điều trị viêm gan C mãn tính:


Trong điều trị viêm gan C mãn tính , khi dùng Ribavirin dễ gây tán huyết , thiếu máu nặng nên phải giảm liều, điều này ảnh hưởng đến hiễu quả điều trị. Shiffman và cộng sự nếu dùng kết hợp EPO thì sẽ làm giảm thiếu máu cho bệnh nhân nên không cần giảm liều Ribavirin. Ngòai ra nếu có kết hợp EPO có thể tăng liều Ribavirin để làm tăng hiệu quả điều trị.


2. Có thể rút ngắn thời gian điều trị đối với những bệnh nhân có đáp ứng sớm: 

Ferenci và cộng sự nghiên cứu thấy rằng đối với bệnh nhân đạt được HCVRNA âm tính ở tuần thứ tư thì chỉ cần điều trị 20 tuần thay vì 24 hay 48 tuần.


3.Viêm gan C cấp tính:

Loomba nghiên cứu thầy rằng , trung bình khỏang 14 tuần sau khi tiếp xúc nguồn bệnh thì có triệu chứng viêm gan cấp . Lượng HCVRNA  dao động lên xuống có lúc âm tính khỏang 14%  . Việc phối hợp điều trị Peg-IFN và Ribavirin ở giai đọan cấp cho hiệu quả cao , nhưng tác dụng phụ nhiều , khỏang 15% bệnh nhân không thể làm việc trong thời gian điều trị.


4. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhiễm siêu vi C , men gan bình thường.


Vandeli đã nghiên cứu 207 bệnh nhân AntiHCV dương tính , men gan bình thường , đa số là genotype 1 , 189 bệnh nhân HCVRNA dương tính . Sinh thiết gan cho thấy rằng : 33,8% bệnh nhân có viêm gan nặng có hoặc không có xơ gan , 40,6% viêm gan trung bình , 24,2% viêm nhẹ , chỉ 1,4% là không có viêm gan. Điều này cho thấy rằng men ALT bình thường không thể tiên đóan được tiến triển của bệnh.


5. Phương pháp trị liệu mới:


Ba nghiên cứu mới cho thấy rằng có nhiều hứa hẹn cho bệnh nhân thất bại với điều trị Peg-IFN và Ribavirin. Nghiên cứu thứ nhất : SCH 503034 là chất ức chế men protease HCV , thuốc uống có khả năng kháng siêu vi C. Nghiên cứu thứ hai  SCH 503034 phối hợp Peg-IFN có khả năng điều trị hiệu quả cho siêu vi C genotype 1 không đáp ứng điều trị Peg-IFN. Nghiên cứu thứ ba , valopicitabine phối hợp Peg-IFN hiệu quả hơn Peg-IFN phối hợp Ribavirin. Cuối cùng VX-950 là chât ức chế Protease có khả năng làm giảm virus rất nhanh cho bệnh nhân viêm gan C đầu tiên điểu trị.

Đối với bệnh nhân khó điều trị , đã điều trị thất bại Peg-IFN và Ribavirin hay bệnh nhân tái phát sau khi ngưng điều trị , phác đồ đề nghị như sau: Peg-IFN+ Ribavirin+ Chất ức chế miễn dịch+ Chất ức chế protease


6.Đáp ứng điều trị khác nhau giữa người Mỹ da đen và da trắng:

Những nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ thành công khi điều trị Peg-IFN ở người Mỹ da trằng cao hơn người Mỹ da đen.


7.Liều Ribavirin dựa theo cân nặng: 

Những nghiên cứu cho thấy rằng khi điều trị bằng Peg-IFN + Ribavirin , nếu dùng Ribavirin liều theo cân nặng thì hiệu quả cao hơn nếu dùng liều thấp (800mg/ngày) và tỉ lệ tái phát thấp hơn nếu dùng Ribavirin liều theo cân nặng. Tuy nhiên tình trạng thiếu máu xảy ra nhiều hơn nếu dùng Ribavirin liều theo cân nặng.

II.Viêm gan B mãn tính:

1.Đáp ứng đối với Adefovir ở bệnh nhân ghép gan:

Bệnh nhân nhiễm siêu vi B sau khi ghép gan được điều trị Adefovir là cần thiết , 54% có đáp ứng điều trị , tỉ lệ kháng thuốc thấp , cần xem xét phối hợp Adefovir và Lamivudine để giảm tỉ lệ kháng thuốc.


2.Telbivudine (LdT):

Lai và cộng sự đã nghiên cứu 1367 bệnh nhân viêm
Gan B mãn tính điều trị bằng LdT 600mg/ngày hoặc Lamivudine
100mg/ngày , sau 52 tuần điều trị LdT tỏ ra hiệu quả hơn Lamivudine ở  
nhóm bệnh nhân HBeAg dương tính còn ở nhóm HBeAg âm tính thì không.
Tỉ lệ HBVDNA âm tính ở nhóm điều trị LdT cao hơn nhóm Lamivudine cả hai trường hợp HBeAg dương tính và âm tính.


3.Clevudine:

tác nhân điều trị mới: nghiên cứu 243 bệnh nhân viêm gan B HBeAg dương tính , nhóm điều trị Clevudine 30mg/ngày, nhóm không điều trị . Sau 24 tuần HBVDNA âm tính 59% ở nhóm Clevudine và 0% ở nhóm không điều trị . Clevudine không tác dụng phụ , hiệu quả bền vững .

III. Viêm gan tự miễn – Viêm xơ chai đường mật nguyên phát:

Dùng phương pháp cộng hưởng từ đường mật để truy tìm viêm gan tự miễn và viêm xơ chai đường mật lẫn lộn với nhau. Tổn thương đường mật rất thường thấy  ở bệnh lý viêm gan tự miễn trẻ em , trong khi ở người lớn thì ít thấy. Trong một nghiên cúu gần đây , người ta dùng phương pháp chụp cộng hưởng từ đường mật 55 bệnh nhân viêm gan tự miễn , có 20 bệnh nhân có tổn thương đường mật rất nhiều , 10 trong 20 bệnh nhân này có viêm xơ chai đường mật , nhưng chỉ có 2 trong 10 bệnh nhân này thấy được tổn thương đường mật trên siêu âm. Những thông số : phosphatase kiềm , tỉ lệ men gan AST, ALT không liên quan đến mức độ trầm trọng tổn thương đường mật được thấy trên cộng hưởng từ đường mật. Điều này cho thấy rằng sự hiện diện của viêm xơ chai đường mật nguyên phát ở bệnh nhân viêm gan tự miễn thì cao hơn chúng ta biết và cộng hưởng từ đường mật giúp ta tìm ra tổn thương này.

IV. Chảy máu do vỡ tỉnh mạch thực quản:

Người ta có thể dùng viên thuốc nội soi thực quản để phát hiện dãn tỉnh mạch thực quản , tăng áp tỉnh mạch cửa. Dùng phương pháp này tránh đau đớn và phiền hà cho bệnh nhân . Độ nhạy của phương pháp này 100% , độ đặc hiệu 89%.

V.Ung thư gan:

Nghiên cứu 1214 bệnh nhân viêm gan C điều trị bằng Interferon từ tháng 1/ 1992 -----à 12/1997. Ung thư gan xảy ra 0,7%  ở nhóm bệnh nhân có đáp ứng điều trị lâu dài , ung thư gan xảy ra 2,2% ở nhóm bệnh nhân không có đáp ứng điều trị. Người ta còn thấy rằng ung thư gan xảy ra nhiều ở bệnh nhân nam , trên 58 tuổi không có đáp ứng điều trị. Tử vong xảy ra ở nhóm có đáp ứng điều trị thấp hơn nhóm không có đáp ứng ( 5,5% & 16,7%)

VI. Nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân đồng nhiễm HCV và HBV:

Nghiên cứu 11.973 bệnh nhân nam nhiễm HBV và HCV từ năm 1991 ---2003 , có 230 cas ung thư gan , những bệnh nhân này thường hút thuốc, uống rượu nhiều.

          

VII. Chần đóan mới:

  1. Hyaluronic acid: đo lựong hyaluronic acid trong huyết thanh người ta có thể tiên đóan được tình trạng bệnh cúa gan. Lượng acid này tăng trong máu phản ánh tình trạng thay đổi chức năng gan , tùy mức độ tăng cao có thể bíết được tình trạng xơ gan , suy gan …..
  2. Máy FerriScan : đây là kỹ thuật mới , bằng phương pháp cộng hưởng từ qua sử lý vi tính , người ta có thể đo đựợc nồng độ sắt trong gan , kỹ thuật nhẹ nhàng , nhanh chóng , không gây đau đớn cho bệnh nhân, lúc truớc muốn đo được phải sinh thiết gan .

 



Home Page | Tài liệu chuyên môn | Bạn cần biết | Thông tin hội nghị | Liên hệ

Copyright © 2005 Dr. Phạm Thị Thu Thủy - Khoa gan - Trung tâm Y khoa Tp. Hồ Chí Minh